Trẻ mấy tháng mới ăn được hải sản là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Để tốt nhất cho hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ, từ tháng thứ 7 trở đi có thể cho bé ăn hải sản với các hình thức chế biến như nghiền, xay nhuyễn và nấu cháo loãng hoặc pha với bột ăn dặm.
Trẻ Mấy Tháng Ăn Được Hải Sản ?
- Theo nghiên cứu, từ tháng thứ 7 trở đi ta có thể cho bé tiếp xúc với các món ăn từ hải sản với lượng ít và tăng dần theo thời gian.
- Thời điểm từ tháng thứ 7 trở đi, hệ miễn dịch của bé đã cứng cáp và hoạt động ổn định hơn. Hệ tiêu hóa của trẻ vào thời gian này cũng đã làm việc tốt hơn, giảm các triệu chứng khó tiêu khi hấp thụ thức ăn.
Trẻ Ăn Được Những Loại Hải Sản Nào ?
Theo lý thuyết, trẻ có thể ăn được tất cả mọi loại hải sản với điều kiện đã được tách vỏ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn. Không nên cho trẻ ăn trực tiếp khi hải sản còn nguyên vỏ như tôm, tép, ghẹ… vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể xử lý những thức ăn dạng khối và cứng. Chưa kể có những trẻ răng miệng chưa hoàn thiện nên không thể tự nhai nghiền thức ăn trong miệng được. Đó là lý do vì sao chúng ta nên lột vỏ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn thức ăn khi cho trẻ ăn hải sản.
Khi cho trẻ ăn hải sản ở những lần đầu, không nên cho trẻ ăn nhiều mà chỉ nên cho trẻ ăn thử một ít trước. Mục đích việc này nhằm để xem xem trẻ có bị dị ứng với loại hải sản nào không ? Nếu thấy trẻ có dị ứng với loại hải sản nào cần loại bỏ ngay loại hải sản đó hoàn toàn ra khỏi thực đơn ăn uống của trẻ để tránh xảy ra các tình huống đáng tiếc.
Bên cạnh đó, việc cho trẻ thích nghi từ từ với các loại hải sản cũng là cần thiết vì hải sản là những loại thực phẩm có chưa hàm lượng đạm cao. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều đạm ngay từ lần đầu có thể làm mất cân bằng sinh học cho cơ thể của trẻ, gây tiêu hóa kém, táo bón hoặc nôn mửa. Cần lưu ý các triệu chứng táo bón, nôn mửa hoặc tiêu chảy không phải là dị ứng. Những triệu chứng đó chỉ do hệ tiêu hóa kém hoặc không hấp thụ được một số loại chất nào đó trong thức ăn mà thôi.
Lưu Ý Đối Với Từng Loại Hải Sản Cho Trẻ Ăn Dặm
- Cá biển: Nên cho trẻ ăn thử trước các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu. Các loại cá biển chứa nhiều Omega và ít chất béo không no khá tốt cho sự phát triển thị giác và trí não của trẻ. Khi cho trẻ ăn cá biển. Chỉ cho bé ăn phần thịt ở bụng cá, xay nhuyễn và nấu cháo. Cần lưu ý tách xương thật kỹ vì nếu còn xương trẻ có thể bị mắc hóc dù là xương đã được xay ra.
- Cá sông: Các loại cá nước ngọt thường lành tính hơn, ít tạo ra các triệu chứng dị ứng như các loài cá biển. Ở thời gian đầu nên tập cho bé ăn các loại cá đồng phổ biến như cá diêu hồng, cá lóc, cá rô phi, trắm cỏ…
- Các loại giáp xác như tôm, cua khá giàu canxi làm tăng sự phát triển của hệ thống xương của trẻ. Tuy nhiên cần bỏ hoàn toàn phần vỏ và chỉ lấy phần riêu để nấu thành cháo dinh dưỡng để trẻ dễ hấp thu.
- Các loại hải sản có vỏ như nghêu, ốc… Những loại hải sản này ta lấy phần thịt xay nhuyễn và nấu cháo hoặc nấu thành những món súp cho trẻ ăn kèm.
Trẻ Ăn Hải Sản Có Dễ Bị Dị Ứng Không ?
Dị Ứng Thức Ăn Là Gì ?
Dị ứng hải sản thực tế dân gian hay gọi là dị ứng thức ăn. Là quá trình cơ thể nhận diện thức ăn như một loại chất lạ nguy hiểm cần phải được xử lý tiêu diệt.
Khi một vi chất tiếp xúc với cơ thể có thể qua các đương như ăn uống, tiếp xúc với da, tiếp xúc với khứu giác. Ở lần tiếp xúc đầu tiên, nếu cơ thể nhận diện được vi chất và cơ thể có khả năng hấp thu, và những lần sau đó cơ thể sẽ không có phản ứng khi tiếp nạp vi chất đó nữa.
Tuy nhiên nếu ở lần đầu tiên cơ thể tiếp xúc và nhận diện vi chất lạ, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Quá trình kích thích kháng nguyên tạo ra dị ứng sẽ được diễn ra hai loại tế bào Lympho T là hai loại tế bào trong dòng tế bào miễn dịch Lympho, có tên Regulatory T cells (tế bào T điều hòa) và Th2 cells (tế bào T gây độc). Khi hai loại tế bào này hoạt động mất cân bằng và cơ thể sinh ra dị ứng. Từ các lần tiếp xúc sau đó, cơ thể sẽ vẫn nhận diện vi chất là loại chất lạ hoặc nguy hiểm và vẫn sẽ tiếp tục sinh ra dị ứng hoặc quá trình đào thải.
Dấu Hiệu Trẻ Bị Dị Ứng Hải Sản Và Cách Xử Lý
Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng sau khi ăn hải sản
Các triệu chứng nhẹ
- Da nổi mề đay ở một vài chỗ
- Nổi mẩn ngứa ở một vài điểm trên cơ thể
- Trẻ bức rức, quấy khóc, khó chịu trong người nhưng không phải do tiêu hóa.
Các Triệu Chứng Cần Theo Dõi Sát
- Phát ban khắp cơ thể
- Trẻ thở khó, thở dốc
- Phù nền mặt hoặc chân tay
Một Số Cách Làm Giảm Dị Ứng Ở Trẻ Em
Thông thường nguyên nhân gây ra dị ứng do cơ thể không tiếp nhận một loại vi chất nào đó từ thức ăn. Quá trình này là quá trình tự nhiên hoặc có thể do di truyền từ người thân trong gia đình.
Đối Với Dị Ứng Do Di Truyền
Nếu dị ứng do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình rất khó để có biện pháp làm giảm dị ứng. Cách tốt nhất nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm hoặc các nguyên nhân gây dị ứng do di truyền
Đối Với Dị Ứng Tự Nhiên
Dị ứng là các biểu hiện thường gặp không chỉ đối với trẻ em mà còn ở bất kỳ ai dù là người lớn tuổi khi cơ thể tiếp xúc với các loại vi chất lạ mà trước đó chưa từng tiếp xúc. Các loại vi chất này không chỉ đến từ thực phẩm mà còn đến từ môi trường tự nhiên như không khí, nước, đất đai, đồ vật vật dụng cá nhân cho trẻ…
Vì vậy để làm giảm dị ứng cho trẻ. Cách tốt nhất nên cho trẻ tiếp xúc với những loại vi chất này trong tự nhiên càng sớm càng tốt từ những tháng thứ 4 trở đi. Với các việc VD như cho trẻ đi dạo phố đêm với xe đẩy, cho trẻ ăn dặm sớm các loại hải sản đã ghiền nát… Đối với trẻ từ 2 tuổi trở đi có thể đưa trẻ đến những khu vui chơi trẻ em. Hoặc để trẻ nghịch đất cát, nghịch nước một lát, thậm chí là nghịch các loại cây cối… Cho trẻ tiếp xúc sớm với tự nhiên sẽ làm giảm các nguy cơ dị ứng ở trẻ nhỏ hơn.
Bên cạnh với câu hỏi trẻ mấy tháng được ăn hải sản ? Câu hỏi liệu trẻ có bị dị ứng mãi không cũng là vấn đề được quan tâm. Dị ứng tự nhiên thường sẽ không bị mãi. Đến một lúc nào đó khi các tế bào miễn dịch của cơ thể đã học đủ, tiếp xúc đủ nhiều với hàng ngàn loại vi chất khác nhau, lúc đó cơ thể sẽ tự lọc lại được và dễ dàng tiếp nhận các vi chất hơn, giảm hoặc hoàn toàn mất hẳn các triệu chứng dị ứng trong cơ thể.
Chơi Đùa Với Trẻ Nhiều Hơn Để Tăng Đề Kháng Cho Trẻ
Chơi đùa với trẻ nhiều hơn để tăng đề kháng tự nhiên cho trẻ. Đặc biệt hãy tạo bầu không khí gia đình khi chơi cùng trẻ, với chỉ số hạnh phúc của trẻ khi tăng cao cũng giúp cho khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể trẻ cũng tăng lên.
Ngoài việc chơi đùa cùng trẻ, cũng thường xuyên cho trẻ tham gia vào việc nấu ăn trong gia đình. Như có thể nhờ trẻ cầm giùm quả cà chua, củ cà rốt, khoai tây và tất nhiên tất cả đều đã được rửa sạch. Đặc biệt khi trẻ tham gia vào bếp cùng các ông bố, chắc chắn sẽ làm tăng thêm bầu không khí hạnh phúc vui vẻ trong gia đình nhé.
Xem thêm 4 kiểu đàn ông vào bếp – Nắm bắt tâm lý đàn ông cho chị em tại https://saithanhfoods.com/4-kieu-dan-ong-vao-bep-nam-bat-tam-ly-dan-ong-cho-chi-em/
Liên hệ hải sản giá sỉ lẻ
Siêu Thị Hải Sản Online Sài Thành Foods.
- Website: https://saithanhfoods.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/SaiThanhFood
- Hotline Miền Nam: 0944.868.800
- Hotline Phản Ánh Dịch Vụ: 0944.964.422
- Sản xuất và đóng gói tại: Lô III-22 đường 19/5A KCN Tân Bình, P. Tây Thạnh, Q. Tân phú, TP.HCM.