Câu cá không chỉ là một hoạt động giải trí, mà còn là một môn thể thao thực sự. Dù chưa có kinh nghiệm câu cá trước đây nhưng nếu bạn quan tâm và muốn thử sức với cần câu vào cuối tuần này, hãy tham khảo những chỉ dẫn câu cá cơ bản dưới đây trước khi bắt đầu hành trình trở thành cần thủ thứ thiệt nhé.
1. Lựa Chọn Câu Cá Đúng Thời Điểm
Lựa chọn đúng thời điểm để câu cá có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động câu cá. Vì sao lại như vậy?
- Cá có thời gian ăn mồi khác nhau: Cá có thói quen tìm mồi khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí là trong năm. Chọn thời điểm câu cá phù hợp sẽ tăng khả năng cá cắn câu vì chúng đang ở lúc săn mồi kiếm ăn.
- Điều kiện thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của cá. Khi trời mưa to, cá thường tránh xa và không quan tâm đến mồi. Trong khi đó, khi trời nắng gắt, cá thường giữ khoảng cách với mặt nước và không thèm đi tìm mồi. Nên chọn câu cá vào những khi thời tiết mát mẻ, thậm chí nếu có bóng râm ở mặt nước cũng làm tăng đáng kể tỉ lệ thành công khi câu cá.
- Chu kỳ sinh học của cá: Một số loài cá có chu kỳ sinh học riêng, ví dụ như cá nổi lên mặt nước vào mùa xuân để đẻ trứng hoặc để tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn. Hoặc như loài cá trắm cỏ là loài hay ăn mồi nổi trên mặt nước, nên khi đặt mồi câu với cá này ta thường dùng mồi nổi để câu chúng. Tìm hiểu về thói quen sinh học của từng loài cá sẽ giúp bạn lựa chọn thời điểm và cách câu cá phù hợp hơn.
- Sự đổi màu và sự thay đổi ánh sáng: Trong ngày, ánh sáng và màu sắc của môi trường nước thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết, ánh sáng từ mặt trời… Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng cá nhìn thấy mồi và cảm nhận nguy cơ theo bản năng. Chọn thời điểm câu cá khi ánh sáng và màu sắc phù hợp sẽ tăng cơ hội bắt cá.
Một thời điểm lý tưởng để câu cá là sau cơn mưa kéo dài từ 1 đến 2 tiếng. Trong khoảng thời gian này, cá thường cắn câu rất mạnh
2. Lựa Chọn Địa Điểm Câu Cá Phù Hợp
Địa Điểm Ao – Hồ
Khi lựa chọn ao hồ làm địa điểm câu cá, hãy luôn quan sát đến vị trí hướng sáng, đặc điểm nông sâu của hồ, các điểm có bóng râm trên mặt hồ để xác định các điểm nào có khả năng cá ăn mồi cao. Ngoài ra, hãy nghiên cứu về loại cá mà bạn muốn câu để hiểu rõ hơn về thói quen ăn uống của cá.
- Tán cây gần bờ: Các tán cây to và bóng cây đổ xuống hồ có thể là điểm tập trung của cá. lá cây rơi xuống hồ cũng là một loại thức ăn tự nhiên cho cá như hoa, lá, quả và hạt. Điều này thu hút cá đến khu vực này và làm cho việc câu cá trở nên hiệu quả. Thêm vào đó bóng râm từ tán cây cũng khiến các loại cá sống trên bề mặt thích vào tránh nắng nóng hơn.
- Vùng nước có dòng chảy: Nơi có dòng chảy nước hoặc các dòng chảy xoáy cũng thường có cá săn mồi ở các vùng này. Vì dòng chảy dễ mang đến thức ăn tự nhiên từ mặt nước như côn trùng, lá cây… hoặc từ dưới đáy hồ lên như các loại rong tảo, vi sinh trong bùn…, nếu nước không quá sâu khoảng chừng 1 mét nước đổ lại, là nơi lý tưởng để cá tập trung di chuyển giành mồi nhau.
- Nếu câu cá buổi tối: Bạn có thể dùng đèn để soi cá. Ánh sáng từ đèn sẽ thu hút sự chú ý của cá và dẫn chúng tới tập trung ngay bên dưới ánh đèn. Các khu vực có ánh sáng tự nhiên / ánh đèn cũng thu hút cá tới hơn.
- Các vùng nước sâu lặng sóng: Các khu vực nước lặng, không có sóng và sâu thường có các loại cá kích thước lớn, sống dài ngày vì đây là địa bàn của chúng. Nếu bạn muốn câu được cá lớn, hãy tập trung ở các vùng nước này.
- Vùng nước cuối gió: Các vùng nước cuối gió thường tập trung cá vì khi gió thổi tới cuối các vùng mặt ao hồ này, thức ăn tự nhiên sẽ theo chiều gió tập trung nhiều ở đó. Đặc biệt là các loại côn trùng nhỏ, nhện nước, thực vật… Thả mồi câu ở đây cũng sẽ khiến bạn có khả năng câu được cá tốt hơn.
Địa Điểm Sông – Suối
Đối với các địa điểm câu cá ở sông suối, không giống như khi câu cá ở ao hồ là các khu vực nước tĩnh. Sông suối là nơi có các dòng chảy mạnh yếu khác nhau chảy qua, mỗi khu vực dòng chảy sẽ có mật độ cá tập trung nhiều hay ít tùy thuộc vào đặc điểm đặc thù của từng khu vực. Khi chọn sông suối làm địa điểm câu cá có một số chỉ dẫn câu cá cơ bản cần lưu ý như:
- Khu vực nước chảy nhanh: Các vùng có dòng nước chảy mạnh, như gần bờ đá hoặc các cửa sông, thường là nơi tìm thấy cá nhiều nhất. Dòng nước chảy mạnh cung cấp oxy dồi dào và đưa các nguồn thức ăn đến cá nhanh chóng. Cá thường tập trung ở những vị trí có nước chảy mạnh để tìm kiếm mồi.
- Vùng tập trung cá theo bầy đàn: Cá thường hình thành các đàn, quần thể để bảo vệ nhau và tìm kiếm thức ăn. Các khu vực có cá bầy thường là những khu vực như bụi cây, rừng ngập, cây cối ven sông hoặc những nơi có bóng râm lớn. Cá thường tập trung ở các khu vực này vì vậy chọn thả câu ở địa điểm này sẽ dễ có cá cắn mồi hơn.
- Khu vực ẩn nấp, ngụy trang: Các vùng có bãi cát, rặng đá, rễ cây… thường là điểm tập trung của nhiều loại cá. Cá sử dụng môi trường để ngụy trang, ẩn nấp, tránh nóng và tìm kiếm thức ăn. Thả câu tại những địa điểm này vừa an toàn vừa làm tăng khả năng câu được cá.
- Khu vực gần bờ và cửa suối, cửa sông: Các vùng gần bờ hoặc cửa sông thường tập trung nhiều nguồn thức ăn tự nhiên do sự giao thoa của các dòng chảy từ sông và nước biển hoặc từ đáy sông. Cá thích tìm kiếm thức ăn gần những vùng này nên đây cũng là nơi tập trung cá nhiều và câu được nhiều cá nhất.
- Khu vực nước nông: Các khu vực nước nông khoảng 1 mét nước ở sông suối thường có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên cho cá như côn trùng, giun đất và thực vật. Hãy tìm kiếm những khu vực có độ sâu này để thả câu.
3. Nhìn Mặt Nước Có Bong Bóng Sủi
Khi câu cá ở khu vực ao hồ, những chỗ có bong bóng sủi, bọt nước từ dưới sủi lên mặt nước là những nơi thường có cá. Đặc biệt nếu bong bóng sủi đi theo một vệt dài cũng tức là ngay bên dưới đó có cá lớn đang di chuyển. Bong bóng nước sủi xuất hiện do sự chuyển động mạnh của cá khi bơi / bắt mồi tạo ra sự xáo trộn ô xi trong nước như quẫy đuôi, bơi nhanh qua thực vật như tảo, rong rêu bên dưới…
Tuy nhiên không phải tất cả các khu vực có bọt nước đều do cá bơi tạo ra bên dưới. Các chỗ có dòng nước xoáy, nước giao nhau cũng tạo ra được bọt khí. Hoặc bên dưới có xác động vật đang phân hủy cũng sẽ tạo ra bọt nước dạy đặc sủi lên trên.
4. Lựa Chọn Cần Câu Phù Hợp
Cần câu là công cụ quan trọng đóng vai trò quyết định đến thành công của việc câu cá. Có thể nói cần câu chính là cánh tay bạn vươn dài ra khi câu cá, dễ dàng nhận biết hoạt động của con mồi và tăng khả năng tiếp cận để câu cá. Với những chỉ dẫn câu cá cơ bản về cách chọn cần ta có thể lựa chọn để có cần câu như thế nào cho phù hợp.
- Khi câu cá ở sông, lựa chọn một cần câu có chiều dài khoảng từ 1,6m đến 3m sẽ phù hợp hợp.
- Trong khi đó, khi câu cá ở biển, lựa chọn một cần câu dài từ 3,2m đến 4,5m là thích hợp.
- Đối với các loại cá có kích thước khác nhau việc lựa chọn cần câu cũng khác nhau. Khi câu cá lớn nên sử dụng một cây cần lớn, chắc chắn, có độ dẻo dai chịu tải trọng tốt. Trong khi câu cá nhỏ chỉ đơn giản nếu là giải trí có thể lựa chọn một cây cần nhỏ, thanh mảnh hơn.
- Tỉ lệ khoảng cách giữa phao rung và lưỡi câu cũng khá quan trọng. Để tính toán khoảng cách giữa phao rung và lưỡi câu cần dựa trên độ sâu của đáy nước với mặt nước. Nếu khoảng cách lưỡi tới phao nổi dài hơn khoảng cách từ đáy nước lên mặt nước có khả năng cao lưỡi câu và mồi sẽ chìm ở đáy, thậm chí mắc kẹt vào các rạn đá, thực vật ở tầng đáy. Tính toán khoảng cách giữa phao và lưỡi hợp lý để khi phao rung, bạn sẽ biết chính xác khi cá thử nhấm, và khi cá đã nuốt mồi. Điều này giúp bạn đạt được cú giật cần chính xác và câu cá thành công.
5. Tìm Hiểu Đặc Điểm Sinh Học Và Tập Tính Sống Của Cá
Đặc tính sinh học và tập tính sống của cá có ảnh hưởng rất lớn tới việc liệu bạn có câu được cá hay không. Cùng tìm hiểu chỉ dẫn câu cá cơ bản về tập tính sống của cá qua một số sự ảnh hưởng của chúng nhé
- Thức ăn: Mỗi loại cá có thói quen ăn uống riêng, ví dụ như có loại cá thích ăn cây thực vật, loại cá khác ưa ăn các loại mồi nhỏ vì sinh hoặc các loại cá nhỏ hơn. Hiểu rõ về thói quen ăn uống của loài cá mục tiêu sẽ giúp bạn lựa chọn mồi phù hợp để câu cá.
- Điều kiện môi trường: Cá sống tốt nhất trong môi trường nào đó bao gồm nhiệt độ nước, độ pH, độ mặn và chất lượng nước. Nếu bạn biết rõ về yêu cầu môi trường sống của loài cá mà bạn muốn câu, bạn có thể chọn đúng thời điểm và địa điểm câu cá để tăng khả năng câu cá thành công.
- Thói quen sống: Một số loài cá có xu hướng hoạt động mạnh theo mùa sinh sản hoặc theo con nước lên xuống. Nắm bắt thói quen này có thể giúp bạn xác định địa điểm câu cá tốt nhất và chọn thời điểm câu phù hợp.
- Thời tiết: Thời tiết cũng có ảnh hưởng đến hoạt động và thức ăn của cá. Ví dụ, trong ngày nắng nóng, cá có thể thụt vào nơi tối để tránh ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao hơn. Trong khi đó, trong thời tiết mưa, cá có thể tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn.
6. Mồi Câu Thích Hợp
Việc lựa chọn mồi câu là vô cùng quan trọng. Mồi câu đóng vai trò chủ chốt trong việc thu hút cá cắn câu. Mỗi loại cá khác nhau đều có sở thích ăn mồi khác nhau nên chúng ta không thể áp dụng một mồi cho tất cả.
Với các loài cá sống trong ao hồ như cá lóc ta nên sử dụng mồi câu tự chế biến như thức ăn công nghiệp trộn với khoai, chuối… Đối với câu ở sông hoặc câu biển nên sử dụng mồi tự nhiên như tôm, trùn, dế, ốc…
Đối với từng loại cá, cá ăn nổi như chép, rô phi hay cá chày thường ưa thích mồi như tôm hay chuối… Còn cá sống dưới đáy như cá lăng ngạnh, cá nheo thì thích ăn mồi tôm hoặc mồi công nghiệp. Các loại cá ở sông thường cắn rỉa mồi, vì vậy bạn nên chọn mồi dai để tránh tình trạng mồi bị nát sau khi cá cắn.
7. Cách Giật Cần
Nếu cá đã cắn câu và tác động mạnh lên phao. Chúc mừng bạn ! Tuy nhiên cần chú ý giật cần để không làm cá trốn thoát nhé. Một số chỉ dẫn câu cá cơ bản với cách giật cần bạn nên tham khảo:
- Giật cần ngược theo hướng di chuyển của phao: Khi thấy phao di chuyển theo một hướng, chúng ta nên giật cần câu theo hướng ngược lại. Điều này sẽ giúp lưỡi câu ghim vào miệng cá.
- Giật cần mạnh nếu phao chìm: Nếu thấy phao chìm đột ngột tức cá đã cắn câu, không nên chần chừ mà cần giật cần câu nhanh theo hướng thẳng đứng.
- Phản ứng với phao bị kéo trượt khoảng ngắn: Nếu thấy phao bị kéo trượt một khoảng ngắn rồi ngừng, việc giật cần câu cũng chỉ mang tính may rủi vì cá chỉ dùng miệng đẩy mồi, hoặc ngậm sơ bên ngoài miệng và sẽ nhả ra.
- Độ mạnh và nhẹ của giật cần: Giật nhẹ quá có thể làm mồi câu bị mất khỏi miệng cá. Giật mạnh quá có thể làm cá bị sứt mép và trốn thoát. Do đó, cần giật cần câu vừa phải, không quá nhẹ cũng không quá mạnh.
- Kinh nghiệm trong việc câu cá sẽ giúp chúng ta nhìn qua tư thế của phao để xác định vị trí của các mồi dưới nước: Nếu phao đứng và nổi phân nửa trên mặt nước, có nghĩa là mồi đang lơ lửng trong nước chứ không chạm sát đáy. Ngược lại, nếu phao nổi ngang trên mặt nước, đó là dấu hiệu mồi câu đã chạm đáy.
Với những chỉ dẫn câu cá cơ bản từ Sài Thành Foods. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức cơ bản nhất và chúc bạn có những khoảng thời gian trải nghiệm câu cá thỏa thích và thành công.
Liên hệ hải sản giá sỉ lẻ
Siêu Thị Hải Sản Online Sài Thành Foods.
- Website: https://saithanhfoods.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/SaiThanhFood
- Hotline Miền Nam: 0944.868.800
- Hotline Phản Ánh Dịch Vụ: 0944.964.422
- Địa chỉ: Lô III-22 đường 19/5A KCN Tân Bình, P. Tây Thạnh, Q. Tân phú, TP.HCM.